Business Analytics – Ngành nghề hot trong tương lai

Viết bài:

maiphungthinguyet

Ngày đăng:

25 Tháng 12, 2020

Chuyên mục

Thị trường

Business Analytics (BA) là ngành nghề đang rất phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, công việc này cũng dần trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp đầu tư tìm kiếm nhân lực với thu nhập cao. Vậy Business Analytics là ngành nghề gì và tại sao nó lại có mức thu nhập “khủng” thì chắc hẳn nhiều người cũng chưa có câu trả lời.

 

Business Analytics là gì?

Theo Gartner – Công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu cung cấp thông tin và công cụ cho các doanh nghiệp

Business Analytics – BA (tạm dịch là Phân tích kinh doanh), là công việc bao gồm những giải pháp được sử dụng để xây dựng mô hình phân tích và mô phỏng để tạo ra các kịch bản, thấu hiểu hiện thực và dự đoán các trạng thái trong tương lai.

 

Trong doanh nghiệp, hiểu sâu sắc về big data như: thông tin khách hàng, yêu cầu của khách hàng, trải nghiệm khách hàng, nguồn cung, doanh thu, lợi nhuận… chính là yếu tố cốt lõi để xây dựng các chiến lược hoạt động, giúp doanh nghiệp gia tăng tính cạnh tranh và tối ưu lợi nhuận.

Nhà phân tích kinh doanh chính là cầu nối giữa các vấn đề kinh doanh với giải pháp công nghệ. BA không chỉ là công việc liên quan đến phần mềm. Hầu như mọi ngành nghề hiện nay đều cần đến sự hiện diện của BA. Trong những năm gần đây, khi thị trường ngày một phát triển, sức cạnh tranh lớn ở nhiều ngành nghề, nhu cầu nhân lực về BA tăng mạnh trong các ngành chủ lực như: công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính…

 

 

Nhìn chung: BA được chia thành 3 chuyên môn chính như sau:
1. Chuyên gia tư vấn quản lý – management analytics

Chuyên gia tư vấn quản lý là người chuyên đề xuất các giải pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chức năng công việc có thể thay đổi tùy theo vị trí, công việc của các nhà phân tích nghiệp vụ liên quan đến việc nghiên cứu quy trình kinh doanh và quy trình vận hành.

 

Trong hoạt động kinh doanh, họ phải có khả năng nhìn ra các vấn đề thực tại của doanh nghiệp để tư vấn chiến lược cho nhà quản lý, giúp doanh nghiệp phát triển, tối ưu chi phí và gia tăng lợi nhuận.

 

2. Chuyên viên phân tích hệ thống – systems analytics

Đây là những người phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh cần sử dụng công nghệ. Công việc này đòi hỏi phải xác định những cải tiến cần thiết của doanh nghiệp, thực hiện thiết kế hệ thống, đào tạo và chuyển giao hệ thống cho người khác sử dụng.

 

Công việc cụ thể có thể tiến hành theo các bước sau:

 

  • Bước 1: Làm việc với khách hàng, nghe và thấu hiểu mong muốn của họ. Từ đó gợi ý, lên yêu cầu, phân tích và đề xuất những giải pháp phù hợp, tạo dựng quy trình, tài liệu hóa yêu cầu và xác nhận thông tin với khách hàng.
  • Bước 2: Chuyển giao thông tin cho cho các team trong dự án, như team PM, Dev, Design, QC…
  • Bước 3: Quản lý sự thay đổi yêu cầu của khách hàng (requirement ). Bản chất của Business là luôn thay đổi nên sẽ có những yêu cầu theo thời gian cần phải được cập nhật liên tục. Vì vậy, BA sẽ cần bám sát, phân tích những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến tổng thể hệ thống và phải quải quản lý được sự thay đổi đó qua những phiên bản được cập nhật trong tài liệu.
3. Chuyên gia phân tích dữ liệu – data analytics

Data analytics là những người sẽ thu thâp thông tin và kết quả, sau đó trình bày những dữ liệu này ở dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ hoặc bảng biểu và đưa ra báo cáo. Ngoài ra, họ sử dụng các dữ liệu đã thu thập để phân tích, xác định xu hướng và xây dựng mô hình để dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai cho doanh nghiệp.

 

Ngành phân tích kinh doanh trên thế giới và Việt Nam

Theo nghiên cứu của Accenture, Tại Mỹ 80% các công việc liên quan đến phân tích kinh doanh mới được sinh ra trong khoảng năm 2010 đến 2011 vãn chưa tìm được ứng viên đảm nhận. Riêng Mỹ, sẽ tạo ra 400.000 vị trí làm việc mới liên quan đến phân tích kinh doanh trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2015 những mới chỉ có 140.000 học viên tốt nghiệp ra mới đáp ứng được công việc này.

 


Theo báo cáo từ Analytics Insights, khoảng 80% các công ty ở Anh đang lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự trong khối phân tích dữ liệu. Thậm chí một số doanh nghiệp cần ác chuyên gia trong lĩnh vực này để giúp họ điều hướng hoạt động kinh doanh trong điều kiện kinh tế không ổn định, nhất là khi trong bối cảnh cả thế giới đang chống chịu đại dịch COVID-19.


Tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình – chủ tịch Hội đồng quản trị FPT cho biết “ Sự khan hiếm nhân lực về phân tích kinh doanh trên thị trường quốc tế là cơ hội cho các nước có nền tảng toán học và các ngành khoa học tự nhiên tốt ở bậc phổ thông như Việt Nam. Thế giới vẫn còn thiếu 6 triệu chuyên gia phân tích kinh doanh, cơ hội nằm ở những bộ não linh hoạt, điều mà người trẻ Việt Nam có lợi thế”. Nhìn chung, ở thời điểm hiện tại, nguồn nhân lực trong lĩnh vực phân tích kinh doanh ở Việt nam còn nhiều hạn chế.


Theo báo cáo của Glassdoor, mức lương trung bình của một nhà phân tích kinh doanh năm 2019 ở một số quốc gia như sau:


-    England, UK: £26,000- £108,000/năm
-    USA: $68,346/năm
-    Canada: CA$100,000/năm
-    Singapore: $45,600/năm
-    HongKong: HK$576,000/năm


Ở Việt Năm, theo Vietnamsalary Careerbuilder, mức lương trung bình của nhà phân tích kinh doanh là 16,400,000 VNĐ (phụ thuộc vào doanh nghiệp và từng giai đoạn khác nhau)

 

Làm thế nào để trở thành một nhà phân tích kinh doanh (BA)

Yêu cầu về nhân sự trong ngành Business analytics không đòi hỏi bạn phải là người trong ngành IT hay trong ngành kinh tế. Tuy nhiên để trở thành BA có trình độ cao thì bạn cần phải chuẩn bị cho mình những tố chất cần thiết.

 

 

1. Những người trong lĩnh vực IT (lập trình viên, chuyên viên kiểm thử hệ thống…)

Nếu bạn muốn trở thành BA, bạn cần bổ sung thêm kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ trong doanh nghiệp như: kế toán, nhân sự, tài chính… Bởi phải hiểu nghiệp vụ chuyên môn thì bạn mới có thể phân tích và đưa ra giải pháp công nghệ cho khách hàng.

 

Thường những người thuộc lĩnh vực IT sẽ dễ dàng hơn trong việc trở thành một BA vì ngoài kiến thức nền tảng về IT, thì tùy thuộc vào từng lĩnh vực, dự án và mức độ chuyên sâu của lĩnh vực đó mà họ chỉ cần tìm hiểu thêm những kiến thức liện quan và chuyên sâu khác.

 

2. Những người không chuyên về IT (kinh doanh, marketing…)

Lợi thế của nhóm người này là kỹ năng giao tiếp cũng như đàm phán. Họ là những người năng động, linh hoạt và kỹ năng trao đổi thông tin cũng tốt hơn. Từ đó, họ có thể dễ dàng tiếp cận và làm việc để chốt nhu cầu của khách hàng.

 

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất của nhóm người này chính là vấn đề kỹ thuật, để có thể đàm phán và tư vấn cho khách hàng thì họ cần nắm được các hệ thống, quy trình kỹ thuật cần thiết mà việc nắm nắm được kiến thức chuyên môn về kỹ thuật thì không phải là việc đơn giản, học ngày một ngày hai mà xong.


BA không xuất thân từ kỹ thuật thường làm việc trong các doanh nghiệp chỉ liên quan đến lĩnh vực chuyên môn nào đó nhất định. Họ vẫn đóng vai trò cầu nối nhưng họ cần nhóm phát triển phần mềm tư vấn giải pháp kỹ thuật nhiều hơn.

 

3. Những người vừa có kiến thức về IT, vừa có kiến thức cơ bản ở các lĩnh vực khác

Rõ ràng việc vừa có kiến thức IT, vừa có kiến thức cơ bản ở các lĩnh vực khác là một lợi thế vượt trội của nhóm người này. Họ thường là những lập trình viên/ quản lý dự án lâu năm, đã trải qua nhiều dự án ở các lĩnh vực khác nhau. Họ có kiến thức, có khả năng bao quát hết mọi lĩnh vực, cả công nghệ và kinh tế.

 

Điểm hạn chế của nhóm người này chính là cảm giác trì trệ, chậm chạp. Vì vậy cái cần thay đổi ở nhóm người này chính là sự thay đổi, thường xuyên cập nhật công nghê cũng như linh hoạt hơn trong góc nhìn chuyên môn của mình.

 

Viết bài:

Hoài Thương

not found

Gửi yêu cầu cho ASD

Cảm thấy công việc bộ phận đang gặp vấn đề về quy trình, công nghệ? Liên hệ ngay cho ASD để có giải pháp tốt nhất!