OKR là gì? Điều cần biết để sẵn sàng triển khai OKR hiệu quả

Phương pháp OKR ngày càng chứng minh tính vượt trội trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. OKR ứng dụng hiệu quả trong bộ máy quản lý của các tập đoàn hàng đầu thế giới như Google, LinkedIn, Microsoft, Uber,...

OKR không đơn thuần là phương pháp quản trị mục tiêu, nếu biết cách ứng dụng hiệu quả nó sẽ thay đổi cả doanh nghiệp của bạn!

Vậy OKR là gì? Cấu trúc OKR? Xây dựng OKR thế nào hiệu quả? Điểm khác nhau giữa OKR và KPI là gì? Hãy cùng ASD tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. OKR là gì?

Khái niệm OKR là gì?

OKR là từ viết tắt của Objective Key Results - là phương pháp Quản trị theo Mục tiêu (Objective)Kết quả then chốt (Key Results) được sử dụng bởi Google, Twitter, Linkdln và nhiều doanh nghiệp hàng đầu. OKR tạo sự liên kết và tham gia của tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả mọi thành viên tổ chức đi theo đúng các mục tiêu có thể đo lường được.

2. Cấu trúc OKR

Cấu trúc OKR

Hệ thống quản trị mục tiêu OKR trả lời hai câu hỏi:

O - Objective (Mục tiêu): Nơi bạn muốn đến?

KR - Key Result (Kết quả then chốt):  Bạn tới đó bằng cách nào?

Mục tiêu được thiết lập để định hướng phát triển công việc. Mục tiêu thường được xác định trong khoảng thời gian nhất định và có thể thay đổi giữa các chu kỳ khác nhau.

Kết quả then chốt mang tính định lượng, đo lường mục tiêu thiết lập có thành công hay không, là con đường dẫn tới mục tiêu.

Trong hệ thống OKR, thông thường chỉ nên có tối đa 5 mục tiêu (O), mỗi mục tiêu không nên có quá 5 kết quả then chốt (KR) để tập trung đạt được các kết quả trọng yếu. 

3. Nguyên tắc hoạt động OKR

Nguyên tắc hoạt động OKR

Với bất kỳ phương pháp quản trị nào, cần tìm hiểu: Nguyên lý/ nguyên tắc kết hợp với thực tiễn tốt nhất (Best Practice) từ đó áp dụng hiệu quả vào doanh nghiệp.

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống OKR khác với các phương pháp quản trị hiệu suất khác, bởi nó dựa trên hệ thống niềm tim bao gồm:

3.1 Giới hạn số mục tiêu

Phải chăng chúng ta đang làm việc quá nhiều mà không thực sự hiệu quả?

Với OKR chúng ta buộc phải giới hạn O và KRs để tạo nên sự tập trung tuyệt đối:

 

  • Trong một chu kỳ công việc thông thường chỉ nên có tối đa 5 mục tiêu (O) được kết nối chặt chẽ giữa các nhân sự liên quan.
  • Mỗi mục tiêu (O) không nên có quá 5 kết quả then chốt (KRs)

Nguyên tắc giới hạn số mục tiêu được áp dụng xuyên suốt từ cấp độ công ty, cấp độ nhóm tới cấp độ cá nhân.

3.2 Tính tham vọng

Mục tiêu được thiết lập luôn cao hơn ngưỡng năng lực hiện có.

Mục tiêu sau lớn hơn mục tiêu trước, thúc đẩy tiến bộ từng cá nhân. 

Tuy nhiên để có thể đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng và táo bạo, trước hết doanh nghiệp nên bắt đầu bởi những mục tiêu cam kết (mục tiêu thành công khi đạt được 100% mục tiêu), và đặt ra mục tiêu lớn hơn khi doanh nghiệp, cá nhân sẵn sàng.

3.3 Tính minh bạch

Các mục tiêu được công khai, đảm bảo tất cả mọi thành viên có thể theo dõi hệ thống OKR của doanh nghiệp.

Nhân viên hiểu được bản thân đang đóng góp thế nào vào mục tiêu chung, tạo ra động lực làm việc.

Dễ dàng kết nối, phối hợp trong công việc, tránh các mâu thuẫn, xung đột, chồng chéo.

3.4 Tính hiệu suất

OKR là hệ thống ghi nhận, thúc đẩy hiệu suất theo thời gian thực và không dùng để đánh giá nhân viên.

Không đánh giá lương thưởng phạt khi thực hiện OKR, nhưng OKR có vai trò góp phần đánh giá nhân viên.

4. Lợi ích của OKR

Lợi ích của OKR

OKR là xu hướng quản trị mục tiêu ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi những lợi ích mà nó đem lại:

 

Liên kết chặt chẽ nội bộ

Từ mục tiêu chung của doanh nghiệp, OKR kết nối toàn bộ nhân viên và phòng ban, từ đó đội ngũ quản trị đảm bảo mọi nhân sự đểu có chung một định hướng.

 

Tập trung vào mục tiêu quan trọng

Mỗi một chu kỳ OKR tập trung vào 3-5 mục tiêu nhất định, toàn bộ nhân sự sẽ tập trung ưu tiên cấc mục tiêu đó thay vì dàn trải công việc.

 

Trong suốt, minh bạch

Minh bạch trong OKR giúp đảm bảm mọi thành viên đều nắm được công việc và kế hoạch của mình và các phòng ban liên quan.

 

Trao quyền nhân viên

Mỗi thành viên trong tổ chức có quyền tự chủ và chủ động đòi hỏi đồng thời sự trao quyền. Điều này giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.

 

Đo lường được tiến độ mục tiêu

Dựa vào các chỉ số KR phản ánh được mức độ hoàn thành mục tiêu, ban quản lý có thể dễ dàng theo dõi tiến độ công việc và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu.

 

Tạo nên những kết quả vượt bậc

Bởi OKR luôn thiết lập mục tiêu cao hơn năng lực, do đó cho phép mọi thành viên phát huy tối đa khả năng giúp tănmg năng suất làm việc và đạt được kết quả ngoài mong đợi

 

5. Xây dựng OKR như thế nào hiệu quả?

Công thức OKR:

Công thức OKR

Đối với Objective:

  • Nguyên tắc giới hạn số mục tiêu 3-5 (O) được áp dụng xuyên suốt từ cấp độ công ty, cấp độ nhóm tới cấp độ cá nhân.
  • Mục tiêu cần có điểm đích rõ ràng, cụ thể (Ví dụ: Phát triển quan hệ khách hàng tại các chi nhánh Hải Phòng) thay vì để mơ hồ (Ví dụ: Phát triển quan hệ khách hàng miền Bắc)
  • Objective nên được thiết lập cao hơn ngưỡng năng lực hiện có, từ đó thúc đẩy quyết tâm của cá nhân và tổ chức.
  • Chu kỳ phổ biến của mục tiêu là 90 ngày. Điều này phụ thuộc vào mức độ ổn định của doanh nghiệp và môi trường xung quanh (Ví dụ: Với công ty khởi nghiệp, chu kỳ mục tiêu 30 ngày sẽ phù hợp bởi tóc độ thay đổi của mọi yếu tố rất nhanh).

Đối với Key Result (KR):

  • Key Result cần là định lượng đo đếm được (chứa số) (Ví dụ: "Mở rộng 30 điểm bán hàng tại Đà Nẵng" thay vì "Mở rộng thêm nhiều điểm bán hàng tại Đà Nẵng")
  • Key Result là con đường dẫn tới Objective, do vậy đạt được Key Result có giá trị cao hơn việc đạt được mục tiêu
  • Key Result cần miêu tả cụ thể, rõ ràng đẩu ra

6. Những doanh nghiệp nào có thể áp dụng OKR?

Những doanh nghiệp nào có thể áp dụng OKR

Theo lý thuyết, OKR dành cho mọi doanh nghiệp với quy mô và loại hình kinh doanh khác nhau. Dù doanh nghiệp có 5-10 nhân sự hay tập đoàn vài chục nghìn nhân sự cũng đều sử dụng được OKRs.

Với các doanh nghiệp nhỏ, mô hình OKR giúp giới hạn mục tiêu để doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu quan trọng nhất.

Với các doanh nghiệp vừa, mô hình OKR được coi là phương tiện giao tiếp chung để làm rõ kỳ vọng của lãnh đạo với nhân viên, giữa các phòng ban và giữa các nhân viên với nhân viên.

Với các doanh nghiệp lớn, mô hình OKR giúp gắn kết các nhóm làm việc từ xa từ đó cả tổ chức cùng nỗ lực hướng tới các mục tiêu vượt trội hơn.

 

Doanh nghiệp nên áp dụng OKR ngay khi:

  • Đang gặp các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề sống còn của doanh nghiệp
  • Cần có công cụ để triển khai tới toàn bộ các cấp nhân sự ý tưởng, chiến lược của lãnh đạo
  • Trong trạng thái trì trệ, cần một làn gió mới
  • Có tham vọng lớn, mong muốn phát triển vượt bậc

7. Sự khác nhau giữa OKR và KPI

KPI OKR
Là cầu nối giữa tham vọng và thực tế, đo lường chính xác kết quả đầu ra của công đoạn hay quy trình Là tham vọng, mong muốn đạt được

Là số liệu chính xác tuyệt đối

Ví dụ: Doanh số, tỷ lệ sản phẩm lỗi,...

Khó đo lường chính xác tuyệt đối

Ví dụ: Đánh giá dựa trên các cấp độ xuất sắc, tốt, khá, đạt , chưa đạt,...

Thường cố định, ít thay đổi trong thời gian dài Có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, thậm chí xuất hiện chỉ một lần duy nhất
Thường được áp dụng trong các vị trí truyền thống: bán hàng, sản xuất,... Thường được áp dụng trong các vị trí sáng tạo: lập trình, thiết kế,...

OKR và KPI là hai yếu tố tương quan bổ trợ lẫn nhau giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Do vậy, một doanh nghiệp có thể vừa áp dụng OKR vừa áp dụng KPI.

 

8. Google và Uber đã ứng dụng thành công OKR như thế nào?

8.1 Câu chuyện ông lớn Google ứng dụng thành công OKR

Google ứng dụng thành công OKR
Nguồn ảnh: Internet

Năm 2003, CEO phụ trách phát triển sản phẩm của Google - Sundar Pichai có mục tiêu thiết kế lại toàn bộ một trình duyệt website mới với tên gọi Google Chrome. Ban đầu Objectives của Google Chrome là đạt được 20 triệu người dùng trong 7 ngày.

Tuy nhiên, họ đã thất bại với mục tiêu đó bởi Chrome ở thời điểm đó quá mới so với tâm lý người dùng. Sau đó, nhiều cải tiến đáng kể được đưa ra, nhưng Chrome chỉ chiếm được 3% thị phần trình duyệt website sau đó, không đạt được kết quả then chốt.

Vì vậy Google quyết định chia nhỏ mục tiêu và đưa ra OKRs: "Trở thành trình duyệt nhanh như tạp chí"

Key Results:

- Tăng tốc độ Javascript hơn 10 lần sau 4 tháng và 20 lần sau 2 năm

- Đưa Chrome lên cả các hệ điều hành OS X và Linux

Kết quả đạt được: Năm 2010, Chrome đã đạt mục tiêu 111 triệu người dùng.

8.2 Câu chuyện Uber ứng dụng thành công OKR

Uber ứng dụng thành công OKR
Nguồn ảnh: Internet

Uber được coi là "con gà đẻ trứng vàng" của thị trường vận tải thế giới đặc biệt tại Châu Âu và Mỹ La Tinh, sánh ngang với với các ông lớn công nghệ như Google, Intel,...

Là một start-up ứng dụng sức mạnh của công nghệ để giải quyết vấn đề vận tải truyền thống, Uber xác định ứng dụng OKR với mục tiêu trước hết là gia tăng số lượng cũng như độ phủ sóng của tài xế Uber ngoài thị trường. Từ mục tiêu chung đó, Uber chia nhỏ mục tiêu và các kết quả then chốt tới các bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện trực tiếp.

(Tổng hợp từ Medium.com)

Objective 1: Tăng độ phủ sóng của các tài xế Uber tại các địa điểm hoạt động

Key Result 1:

- Tỷ lệ tài xế xuất hiện tại mỗi địa điểm tăng lên 20%

- Thời gian chạy xe trung bình của các tài xế tăng lên 26h/tuần tại tất cả các địa điểm hoạt động

Objective 2: Tăng hiệu suất chạy xe của các tài xế Uber

Key Result 2:

- Thời gian chờ đón khách giảm xuống dưới 10 phút

- Mức độ bao phủ của các tài xế tại thành phố tăng lên 75%

 

Kết,

Trên đây ASD đã tìm hiểu và tổng hợp các tài liệu liên quan đến OKRs nói chung và những kinh nghiệp thực tiễn áp dụng OKR tại doanh nghiệp nói riêng. Hi vọng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về OKRs, hiểu được OKR là gì và có thể áp dụng OKR vào doanh nghiệp của bạn một cách hiệu quả nhất.

Nếu bạn cần từ vấn thêm về các giải pháp quản trị doanh nghiệp,

Liên hệ ngay ASD để được tư vấn miễn phí giải pháp phần mềm chuyên biệt cho doanh nghiệp của bạn.

Chúng tôi đem tới cho doanh nghiệp bộ giải pháp công nghệ số tổng thể cho doanh nghiệp, chuyên biệt và hiện đại.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm cung cấp giải pháp doanh nghiệp, ASD hoàn toàn tự tin làm chủ công nghệ để tạo ra những sản phẩm, giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp từ mảng Sale & Marketing, Kế toán tài chính cho đến Vận hành/Sản xuất, Quản lý nhân sự hay Báo cáo thông minh.

Tags:

not found

Viết bài:

Nguyệt Mai

pHqghUme

Trả lời 21/04/2023 22:32

1

not found

Gửi yêu cầu cho ASD

Cảm thấy công việc bộ phận đang gặp vấn đề về quy trình, công nghệ? Liên hệ ngay cho ASD để có giải pháp tốt nhất!