Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, chủ động để mọi nhân viên đều cảm thấy hài lòng và muốn gắn bó lâu dài là nỗi trăn trở lớn của các nhà lãnh đạo. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Tại sao cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp? Phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả như thế nào? Hãy cùng ASD làm rõ qua bài viết dưới đây.
1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là một khái niệm rộng và có nhiều cách hiểu khác nhau.
Về cơ bản, văn hóa doanh nghiệp được hiểu là:
“Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị và chuẩn mực về niềm tin, hành vi, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận, suy nghĩ và hành động như một thói quen. Văn hóa doanh nghiệp hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển của tổ chức, tạo nên sự khác biệt và là truyền thống riêng của doanh nghiệp.”
Văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, chứa những giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển.
2. Tại sao cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Thu hút ứng viên ứng tuyển
Một môi trường làm việc với văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp, riêng biệt sẽ mang lại cho tổ chức cơ hội tuyển dụng và thu hút ứng viên, đây là một trong những yếu tố góp phần xây dựng chiến lực nhân sự hiệu quả.
Giữ chân nhân tài
Con người là một trong những yếu tố cốt cán, nền tảng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Một nền văn hóa tích cực giúp doanh nghiệp giữ chân nhân sự, tạo môi trường làm việc thoái mái giúp nhân sự có ý thức về lòng trung thành đối với doanh nghiệp.
Hạn chế xung đột nội bộ
Văn hóa doanh nghiệp tích cực giúp giảm bớt căng thẳng và áp lực trong công việc. Giúp gắn kết quan hệ giữa các nhân sự với nhau. Một nền văn hóa tích cực thúc đẩy nhân viên tương tác và giao tiếp cởi mở hơn.
Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên
Các nhà kinh tết học tại trường Đại học Warwick nghiên cứu rằng: hạnh phúc giúp gia tăng 12% năng suất làm việc, trong khi sự căng thẳng làm giảm đi 10% năng suất.
Một doanh nghiệp có hoạt động văn hóa mạnh mẽ, nhân viên sẽ có xu hướng tích cực và tận tâm hơn với công việc từ đó tăng khả năng làm việc teamwork, hiệu quả công việc và doanh thu sẽ tăng đáng kinh ngạc.
Tăng nhận diện thương hiệu
Văn hóa là một trong những đặc điểm riêng biệt của mỗi doanh nghiệp, góp phần tạo nên sức mạnh vô hình tăng lợi thế cạnh tranh. Đối với khách hàng, đối tác và ứng viên tiềm năng sẽ rất thiện cảm khi bước vào một môi trường năng động, chăm lo cho đời sống và sức khỏe nhân sự.
3. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp được cấu thành bởi 5 lớp cơ bản:
Triết lý kinh doanh:
Bao gồm triết kỹ quản lý và kinh doanh cốt lõi. Là cơ sở xây dựng định hướng hoạt động của doanh nghiệp và chi phối các quyết định quản lý, được cam kết bởi những người lãnh đạo cấp cao nhất của doanh nghiệp.
Động lực của cá nhân và tổ chức:
Được biểu hiện bởi những hành vi hàng ngày của nhân sự trong doanh nghiệp.
Quy định, quy trình:
Bao gồm các chính sách giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tạo tính ổn định trong hệ thống của doanh nghiệp.
Hệ thống trao đổi thông tin:
Quản lý thông tin đa dạng, đa chiều, chính xác và kịp thời; thu thập, truyền đạt và lưu trữ thông tin.
Phong trào, nghi lễ, nghi thức:
Phản ánh đời sống sinh hoạt của công ty, là yếu tố cấu thành lớp biểu hiện hữu hình của văn hóa doanh nghiệp. Là lớp cấu thành văn hóa bề nổi, tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của công ty từ đó tạo ra sự khác biệt của doanh nghiệp so với bên ngoài.
4. Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp hoàn chỉnh, bền vững
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và cần xây dựng tổng thể trên nhiều khía cạnh của doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp khác nhau, ASD gửi đến bạn phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp hoàn chỉnh gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Đánh giá văn hóa hiện tại của doanh nghiệp
Trước tiên cần đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay đổi kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Chiến lược ở đây bao gồm các yếu tố: sứ mệnh, phương thức kinh doanh và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
Việc đánh giá văn hóa doanh nghiệp có thể thực hiện từ khảo sát hoặc từ quan sát hiện trạng doanh nghiệp. Nếu công ty của bạn đang xuất hiện những dấu hiệu của nền văn hóa độc hại, hãy ngay lập tức cải thiện.
Bước 2: Xây dựng giá trị cốt lõi
Xây dựng giá trị cốt lõi là bước cơ bản nhất để xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Giá trị cốt lõi là thước đo, là tiêu chuẩn để cân chỉnh hành vi, quan điểm phục vụ cho tầm nhìn doanh nghiệp; là các giá trị không phai nhòa theo thời gian và là “trái tim” và “linh hồn” của doanh nghiệp.
Để xác định được giá trị cốt lõi, cần trả lời câu hỏi:
- Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp?
- Mục tiêu văn hóa doanh nghiệp hướng đến là gì?
Bước 3: Xây dựng kế hoạch hành động
Bản kế hoạch hành động chi tiết bao gồm: các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, các hoạt động cần triển khai, thời gian thực hiện, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm cụ thể của cá nhân và tổ chức (bao gồm cả trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp).
Trong đó cần làm rõ đâu là việc cần ưu tiên - trong mỗi giai đoạn khác nhau.
Bước 4: Truyền thông giá trị cốt lõi
Từ những giá trị cốt lõi đã được xây dựng, nhà lãnh đạo cần truyền bá để mọi nhân viên tin tưởng vào những giá trị chung đó, trở thành quan niệm chung của mọi thành viên và ăn sâu vào tiềm thức của họ.
Việc truyền đạt giá trị cốt lõi sẽ dễ dàng hơn nếu nhân viên hiểu được sự thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp đem lại điều tốt đẹp cho họ, và họ hiểu được vai trò của mình trong việc đóng góp và xây dựng cho tương lai doanh nghiệp.
Cần đảm bảo các nhân viên nắm rõ được mục tiêu và kỳ vọng của các nhà lãnh đạo thông qua các buổi đào tạo nội bộ online hoặc offline.
Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, việc đào tạo trực tuyến ngày càng đem lại nhiều ưu điểm vượt bậc.
Liên hệ ngay ASD để nhận tư vấn miễn phí giải pháp đào tạo trực tuyến E-Learning chuyên biệt cho doanh nghiệp của bạn.
Bước 5: Đo lường hiệu quả và cải tiến
Trong khi triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần đo lường hiệu quả định kỳ để nhanh chóng giải quyết vấn đề và hoàn thiện chuẩn mực các giá trị văn hóa. Có thể đo lường theo 2 phương pháp:
- Khảo sát: Thu thập phản hồi của nhân viên về các giá trị văn hóa
- Đo lường qua các chỉ số: Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, chỉ số hài lòng của nhân viên, chỉ số gắn kết của nhân viên,...
Từ những chỉ số đo lường, cần có sự cải tiến, điều chỉnh kịp thời giúp văn hóa doanh nghiệp phát triển bền vững và lành mạnh.
Kết,
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần là liệt kê ra các giá trị mình mong muốn, mà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên và sự tham gia, cổ vũ, động viên của các lãnh đạo.
Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích để triển khai, xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả và bền vững.
Nếu bạn cần từ vấn thêm về các giải pháp quản trị doanh nghiệp,
Liên hệ ngay ASD để được tư vấn miễn phí giải pháp phần mềm chuyên biệt cho doanh nghiệp của bạn.
Chúng tôi đem tới cho doanh nghiệp bộ giải pháp công nghệ số tổng thể cho doanh nghiệp, chuyên biệt và hiện đại.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm cung cấp giải pháp doanh nghiệp, ASD hoàn toàn tự tin làm chủ công nghệ để tạo ra những sản phẩm, giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp từ mảng Sale & Marketing, Kế toán tài chính cho đến Vận hành/Sản xuất, Quản lý nhân sự hay Báo cáo thông minh.
XEM NHIỀU
Bài viết liên quan
Gửi yêu cầu cho ASD
Cảm thấy công việc bộ phận đang gặp vấn đề về quy trình, công nghệ? Liên hệ ngay cho ASD để có giải pháp tốt nhất!
Viết bài:
Nguyệt Mai