Xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả

Nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó, mỗi doanh nghiệp nên cần có sự quan tâm đặc biệt đến nhân sự thông qua chiến lược phát triển nhân sự lâu dài và bền vững.

ASD hiểu được những suy nghĩ trăn trở mong muốn giải quyết những thách thức cấp bách của doanh nghiệp, hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược nhân sự tác động tới sự phát triển của doanh nghiêp. 

Vậy chiến lược nhân sự là gì? Các mô hình chiến lược nhân sự hiệu quả? Quy trình các bước xây dựng chiến lược nhân sự?

Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Chiến lược nhân sự là gì?

Chiến lược nhân sự là gì?

Chiến lược nhân sự là một lộ trình tổng thể các chính sách và hoạt động quản trị nguồn nhân lực lấy con người làm trung tâm, bao gồm tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đã ngộ, phát triển đội ngũ nhân sự và lập kế hoạch kế nhiệm phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cả về chất lượng và số lượng.

Việc xây dựng quy trình chiến lược nhân sự hiệu quả bao gồm chuỗi các hoạt động dài hạn: xây dựng hệ thống quản lý nhân sự thông qua quy chế, quy trình và kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực.

 

“Chiến lược nhân sự phải liên quan đến tất cả các bộ phận của doanh nghiệp. Được bắt đầu bằng việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, trên những dữ kiện đó, chiến lược nhân sự thiết lập các hệ thống, quy trình nội bộ và kế hoạch truyền thông có tác động tích cực và hỗ trợ các mục tiêu ngắn, dài hạn của doanh nghiệp.
Chỉ khi thự hiên như vậy, chiến lược nhân sự mới tạo ra những giá trị thúc đẩy nhân sự và doanh nghiệp thành công.
- Shana Roy -

2. Lợi ích của việc xây dựng chiến lược nhân sự

Lợi ích của việc xây dựng chiến lược nhân sự

Chiến lược nhân sự sẽ phát huy được hiệu quả khi tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp cùng hướng tới một mục tiêu. Xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả giúp doanh nghiệp xây dựng được một lộ trình phát triển để kịp thời ứng phó với sự thay đổi xu hướng phát triển nguồn nhân lực, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình:

 

  • Hiện thực hóa chiến lược tài chính
  • Thu hút nhân tài
  • Đào tạo nhân sự chất lượng cao cho doanh nghiệp
  • Tăng sự hài lòng của nhân sự và quản lý
  • Tạo văn hóa làm việc lành mạnh, thân thiện
  • Quản lý tài nguyên, nguồn lực doanh nghiệp hiệu quả, khai thác được hết các kỹ năng và tố chất của nhân viên, sử dụng đúng người, đúng việc
  • Tăng cường năng suất, đảm bảo tính đồng nhất trong hệ thống quản lý nhân sự

>>> Xem thêm: 7 Phần Mềm KPI Hiệu Quả Và Tốt Nhất

3. Các mô hình chiến lược nhân sự hiệu quả

Các mô hình chiến lược nhân sự hiệu quả

Một trong những thành quả mà chiến lược nhân sự mang lại là tạo sự liên kết giữa mục tiêu kinh doanh và con người. Có nhiều loại mô hình quản trị nhân sự phù hợp với lĩnh vực, quy mô và mô hình kinh doanh khác nhau. Dưới đây ASD đã tổng hợp những mô hình chiến lược nhân sự phổ biến nhất hiện nay:

3.1. Mô hình chiến lược 5P

Mô hình 5P là mô hình chiến lược nhân sự được sáng tạo bởi Schuler. 5P là mô hình tương đối hoàn hảo trong cấu trúc và thành phần mà một chiến lược phát triển nhân sự cần phải có.
Hệ thống chiến lược của doanh nghiệp có 5 thành tố:

 

  • Philosophy: Triết lý quản trị nguồn nhân lực
  • Policies: Chính sách nguồn nhân lực
  • Programs: Chương trình
  • Practices: Hoạt động/thông lệ
  • Process: Quy trình quản trị nguồn nhân lực 5P

Từ mô hình này, việc sắp xếp và cân bằng nguyên tắc tạo nên thành công của doanh nghiệp.

3.2. Mô hình Harvard

Mô hình Harvard

Mô hình Harvard Framework of HRM là một mô hình được đánh giá cao và được nhiều doanh nghiệp, tổ chức áp dụng. Mô hình này phát triển 3 yếu tố chính thường xuyên tác động đến nguồn nhân sự: chế độ làm việc, quá trình luân chuyển và mức lương thưởng cho nhân sự.

Theo mô hình Harvard, doanh nghiệp sẽ tập trung phát triển mối quan hệ giữa người với người, các quan hệ giao tiếp, trao đổi và các chính sách khuyến khích tạo động lực cho nhân viên đóng vai trò lãnh đạo.

Trong mô hình này, người lao động không chỉ làm việc dựa trên mức lương thưởng mà còn bị tác động bởi chế độ làm việc và luân chuyển nhân sự.

Vì vậy, để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, lãnh đạo không chỉ tăng lương mà phải tạo động lực tinh thần: chế độ đào tạo, môi trường là việc và định hướng tương lai.

3.3. Mô hình Michigan

Mô hình Michigan

Michigan được phát triển tại Đại học Michigan (Hoa Kỳ) từ những năm đầu của thập niên 80s. 
Là mô hình chiến lược nhân sự chú trọng vào việc đưa ra những biện pháp chiến lược phát triển năng lực nhân sự và chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Michigan tập trung vào sàng lọc, đánh giá, phát triển và khen thưởng để nâng cao hiệu suất làm việc của các cá nhân trong tổ chức thông qua các bước:

 

  • Quá trình tuyển dụng: Sàng lọc và tuyển chọn những người có khả năng hoàn thành tốt công việc, phụ thuộc vào yêu cầu của từng vị trí và cấu trúc công việc
  • Hiệu quả và đánh giá: Hiệu quả công việc được ghi nhận và đánh giá trong suốt quá trình làm việc
  • Lương thưởng: Từ hiệu suất làm việc đạt được, nhân viên được hưởng mức lương tương ứng
  • Phát triển nguồn nhân lực: Thông qua các khóa học và chương trình đào tạo, doanh nghiệp có thể nâng cao trình độ nhân sự từ đó phát triển doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Top 6 phần mềm chấm công miễn phí tốt nhất

4. Quy trình các bước xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả

Quy trình các bước xây dựng chiến lược nhân sự

Chiến lược nhân sự là một kế hoạch mang tính dài hạn quy đinh các hoạt động liên quan tới tài nguyên con người trong toàn bộ tổ chức tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Dưới đây là 5 bước hoạch định chiến lược nhân sự hiệu quả:

 

  • Bước 1: Phân tích nhu cầu kinh doanh
  • Bước 2: Dự báo nhu cầu về nhân sự trong tương lai
  • Bước 3: Phân tích khoảng cách giữa nhu cầu và nguồn lực tương lai
  • Bước 4: Xây dựng chiến lược nhân sự
  • Bước 5: Đánh giá chiến lược nhân sự

Bước 1: Phân tích nhu cầu kinh doanh

Chiến lược nhân sự là công cụ để hiện thực hóa chiến lược kinh doanh mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó cần làm rõ chiến lược, chuỗi giá trị và cách quy trình cốt lõi. Trong đó cần làm rõ:

 

  • Mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển tổng thể của công ty
  • Danh mục lĩnh vực kinh doanh: Doanh nghiệp sẽ tham gia lĩnh vực mới nào? Lĩnh vực nào cần duy trì hoặc rút khỏi ngành?
  • Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh

Bước 2: Dự báo nhu cầu về nhân sự trong tương lai

Dự báo nhân sự bao gồm các hoạt động lập kế hoạch nhân sự và điều chỉnh chức năng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, tổ chức.

Cần xác định những điều sau:

  • Các phòng/ban và vị trí công việc của công ty tại thời điểm tương lai: 3 - 5 năm tới
  • Số lượng nhân sự mới cần có
  • Danh sách năng lực, kiến thức và kỹ năng cần có
  • Liệu nhân viên hiện tại có đáp ứng được sự phát triển của công ty hay không

Bước 3: Phân tích khoảng cách giữa nhu cầu và nguồn lực tương lai

So sánh nhu cầu nhân sự trong tương lai và khả năng của nhân sự hiện tại để xác định ra những khoảng trống nhân sự.

Bước 4: Xây dựng chiến lược nhân sự

Với từng nhóm nhân lực trong doanh nghiệp có yêu cầu năng lực và quy trình khác nhau phù hợp với chiến lược kinh doanh. Do đó khi xây dựng chiến lược nhân sự, doanh nghiệp cần phải thiết kế các chính sách nguồn nhân lực khác nhau cho mỗi nhóm nhân sự.

Bước 5: Đánh giá chiến lược nhân sự

Chiến lược nhân sự là một quá trình dài hạn, vì vậy cần định kỳ đánh giá hiệu quả và điều chỉnh sao cho phù hợp với những thay đổi từ bên ngoài hoặc bên trong doanh nghiệp, tổ chức.

 

Kết,

Vậy công thức của chiến lược nhân sự thành công là gì?

 

“Chiến lược nhân sự = đủ số lượng nhân sự + sự hài lòng của đội ngũ nhân sự”

Chiến lược nhân sự xuất phát từ chủ nghĩa nhân văn với việc lấy con người làm trung tâm và tôn trọng quyền con người.

Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích để triển khai, xây dựng chiến lược nhân sự lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp.

Nếu bạn cần từ vấn thêm về các giải pháp quản trị doanh nghiệp, liên hệ ngay ASD để được tư vấn miễn phí giải pháp phần mềm chuyên biệt cho doanh nghiệp của bạn.

Chúng tôi đem tới cho doanh nghiệp bộ giải pháp công nghệ số tổng thể cho doanh nghiệp, chuyên biệt và hiện đại.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm cung cấp giải pháp doanh nghiệp, ASD hoàn toàn tự tin làm chủ công nghệ để tạo ra những sản phẩm, giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp từ mảng Sale & Marketing, Kế toán tài chính cho đến Vận hành/Sản xuất, Quản lý nhân sự hay Báo cáo thông minh.

Tags:

not found

Viết bài:

Nguyệt Mai

tsSLAueP

Trả lời 21/11/2024 01:17

1

not found

tsSLAueP

21/11/2024 01:17

1

not found

tsSLAueP

21/11/2024 01:17

1

nLLpzcMA

Trả lời 21/11/2024 01:14

1

not found

tsSLAueP

21/11/2024 01:14

1

not found

tsSLAueP

21/11/2024 01:14

1

nLLpzcMA

Trả lời 21/11/2024 01:01

1

pHqghUme

Trả lời 22/04/2023 02:04

1

not found

pHqghUme

22/04/2023 02:04

1

not found

pHqghUme

22/04/2023 02:04

1

pHqghUme

Trả lời 22/04/2023 02:02

1

not found

pHqghUme

22/04/2023 02:02

1

not found

pHqghUme

22/04/2023 02:02

1

pHqghUme

Trả lời 21/04/2023 22:36

1

not found

pHqghUme

21/04/2023 22:36

1

not found

pHqghUme

21/04/2023 22:36

1

pHqghUme

Trả lời 21/04/2023 15:24

1

not found

Gửi yêu cầu cho ASD

Cảm thấy công việc bộ phận đang gặp vấn đề về quy trình, công nghệ? Liên hệ ngay cho ASD để có giải pháp tốt nhất!