Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc "vàng" giúp các nhà quản trị tài chính quản lý hiệu quả

Doanh nghiệp cần có đủ nguồn vốn và quản lý tài chính hiệu quả ở mọi bước trong vòng đời kinh doanh để giúp doanh nghiệp tối ưu thu - chi, thích ứng với các biến động của thị trường tài chính, gia tăng lợi nhuận, thậm chí là phát triển vượt bậc.

Vậy quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Mục tiêu của hoạt động quản trị tài chính và Các nguyên tắc quản trị tài chính như thế nào? Hãy cùng ASD tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?

Quản trị tài chính doanh nghiệp (Financial Management) hiểu đơn giản là việc lập kế hoạch, chỉ đạo và kiểm soát và đưa ra các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Người chịu trách nhiệm quản lý tài chính cần nắm bắt được nguồn tiền vào - ra, khai thác mọi nguồn tài lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?

 

“Quản trị tài chính doanh nghiệp là toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thiết lập định chế. Trước hết, là các định chế tài chính nội bộ, tổ chức bộ máy quản trị và kiểm soát tài chính, khai thác và sử dụng tốt mọi nguồn tài lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với mục tiêu cơ bản là tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ tốt lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và các chủ thể liên quan."
- Theo tạp chí Kế toán và Kiểm toán

Một doanh nghiệp có bộ máy quản trị tài chính tốt là doanh nghiệp đạt được sự công khai, minh bạch về mọi hoạt động tài chính và có khả năng thích ứng với mọi biến động dù phức tạp của thị trường tài chính.

Mục tiêu của hoạt động quản trị tài chính

Quản trị tài chính doanh nghiệp tốt sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định được rõ ràng các bước đi liên quan đến tài chính doanh nghiệp và đưa ra những chính sách đúng đắn trong tương lai.

Mục tiêu của hoạt động quản trị tài chính

Có thể chia mục tiêu quản trị tài chính thành hai phần:

Mục tiêu quản trị tài chính ngắn hạn:

Đảm bảo tối ưu nguồn vốn cho mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp: chi tiêu, đầu tư, thanh toán,... một cách an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu tài chính.

Mục tiêu quản trị tài chính dài hạn:

Xây dựng định hướng giải pháp phân bổ nguồn vốn cho các chiến lược phát triển đặc biệt của doanh nghiệp (chiến lược mở rộng thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược nguồn vốn công ty) và đặt ra các mục tiêu phát triển tài chính dài hạn cho doanh nghiệp.

Chức năng chính của quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính là bước tiên quyết quan trọng, giám sát mọi bước trong vòng đời kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vậy nó ảnh hưởng và liên quan mật thiết tới mọi phòng ban trong công ty. Các chức năng chính của quản trị tài chính doanh nghiệp có thể kể tới như sau:

Ước tính chi tiêu

Chức năng chính của quản trị tài chính doanh nghiệp

Dựa trên các dữ liệu từ các phòng ban, bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp (giám đốc tài chính hoặc kế toán trưởng) sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để liên tục lập kế hoạch giám sát, kiểm soát và báo cáo thu chi của doanh nghiệp theo khoảng thời gian.

Từ đó, ước tính được lợi nhuận và các khoản làm tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Xác định thành phần vốn

Vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn chính: tài sản chủ sở hữu doanh nghiệp và các quỹ đầu tư từ các đối tác bên ngoài.

Nhiệm vụ của bộ phận quản trị tài chính là xác định sử dụng nguồn vốn nào để đầu tư cho các tài sản tương ứng sao cho đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp.

Lựa chọn nguồn vốn

Để tăng nguồn vốn của công ty, doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn:

 

  • Vốn góp từ cổ đông bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu
  • Tăng các khoản vay từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính
  • Lợi nhuận sau phân phối, cho vay có thể rút ra như hình thức trái phiếu

Chiến lược đầu tư và bỏ qua thặng dư

Chiến lược đầu tư và bỏ qua thặng dư

Người quản trị tài chính cần nắm rõ và lựa chọn các dự án tiềm năng, có lợi nhuận và đem về doanh thu lớn để đảm bảo an toàn khi đầu tư và lợi nhuận thường xuyên cho doanh nghiệp.

Giá trị thặng dư được hiểu là số tiền chênh lệch giữa vốn bỏ ra và số tiền nhận về sau một khoảng thời gian đầu tư nhất định, hay nói ngắn gọn là lợi nhuận đầu tư. Chiến lược đầu tư của doanh nghiệp không nhất thiết phải tập trung đẩy mạnh thặng dư mà có thể sẽ bỏ qua thặng dư trong một khoảng thời gian để đạt được những mục tiêu dài hạn hơn.

Giá trị thặng dư của mỗi doanh nghiệp có thể thực hiện theo hai cách dưới đây:

 

  • Tuyên bố cổ tức: Bao gồm việc xác định tỷ lệ cổ tức và các lợi ích khác (bao gồm tiền thưởng)
  • Lợi nhuận giữ lại: Người quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ quyết định lợi nhuận được giữ lại phụ thuộc và kế hoạch mở rộng, đổi mới, đa dạng hóa doanh nghiệp.

Một bản kế hoạch tài chính chi tiết, rõ ràng thì việc hình dung các bước đi sau này của doanh nghiệp càng dễ dàng.

Quản lý tiền mặt song song với kiểm soát tình hình tài chính

Quản lý tiền mặt song song với kiểm soát tình hình tài chính

Quản lý tiền mặt và kiểm soát tài chính là hai khía cạnh luôn song song và đồng hành cùng nhau.

Tiền mặt là một trong những hạng mục quan trọng mà bộ phận quản trị tài chính cần có trách nhiệm đưa ra quyết định chi tiêu và kiểm soát, giám sát.

Tiền mặt được dùng cho nhiều mục đích khác nhau, cần đảm bảo các khoản thu chi luôn được rõ ràng và minh bạch nhất giúp nhân sự tin tưởng vào Ban lãnh đạo đồng thời thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp.

Thêm vào đó, người quản trị tài chính sẽ sử dụng các kỹ thuật nghiệp vụ phân tích tỷ lệ dự báo tài chính, chi phí và kiểm soát lợi nhuận,... để kiểm soát tài chính kinh tế của doanh nghiệp.

5 nguyên tắc "vàng" quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Dù doanh nghiệp có quy mô như thế nào hay hoạt động trong lĩnh vực gì thì cũng cần tuân theo các nguyên tắc quản trị tài chính dưới đây để quản lý tiền bạc, tài sản và cơ sở vật chất của công ty một cách hiệu quả.

Các nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Nguyên tắc 1: Quản lý mọi khoản chi tiêu một cách có hệ thống, khoa học và hợp lý.

Thống kê các thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng,... các nguồn đi và về, các khoản vay phải được theo dõi thường xuyên.
Có thể sử dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP với các giải pháp quản lý tài chính toàn diện, hiệu quả và tiết kiệm nhiều thời gian hơn.

Nguyên tắc 2: Quản trị tài chính bằng cách cân bằng thu và chi hợp lý

Một doanh nghiệp muốn tồn tại đều cần hiểu nguyên tắc số tiền chi cần nhỏ hơn số tiền thu về.

Nếu doanh nghiệp của bạn chi đang nhiều hơn thu, có hai trường hợp xảy ra: hoặc kế toán hạch toán sai, hoặc doanh nghiệp thật sự đang hoạt động không hiệu quả. Với trường hợp thứ hai cần theo dõi lại tài chính để nhận biết chính xác lãng phí xuất phát từ đâu.

Nguyên tắc 3: Dùng tiền để tạo ra tiền

Giá trị của tiền tệ thay đổi theo thời gian. Nhà quản trị tài chính cần biết quay vòng dòng tiền “rảnh rỗi” của doanh nghiệp để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa. Các khoản đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ củng cố sức mạnh tài chính doanh nghiệp.

Nguyên tắc 4: Quản trị tài chính bằng cách cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi nhuận

Nguyên tắc cân bằng rủi ro và lợi nhuận cụ thể là: rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn, ngược lại rủi ro thấp sẽ đi kèm với tỷ suất sinh lợi thấp.

Doanh nghiệp nên đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư để phân nhánh rủi ro, phòng khi một lĩnh vực thất bại sẽ không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty.

Nguyên tắc 5: Luôn có phương án dự phòng tài chính

Trong quá trình vận hành, luôn có những vấn đề phát sinh không thể kiểm soát được. Vì vậy việc đưa ra những phương án dự phòng như: quỹ tiết kiệm, bảo hiểm, quỹ dự phòng tổn thất,... sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua các khủng hoảng bất ngờ và hạn chế tối đa tổn thất.

Hệ công cụ sử dụng trong quản trị tài chính doanh nghiệp

Hệ công cụ sử dụng trong quản trị tài chính doanh nghiệp

Dưới đây là hệ công cụ quản lý tài chính quan trọng theo Tạp chí Kế toán và kiểm toán đưa ra:

Thứ nhất: Các định chế, các quy tắc quản lý  doanh nghiệp và quản trị tài chính

Thứ hai: Kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về tài chính daonh nghiệp và dự toán thu-chi

Thứ ba: Các công cụ tiền tệ, giá cả, định mức kinh tế kỹ thuật, các công cụ tài chính và công cụ phái sinh liên quan đến doanh nghiệp.

Thứ tư: Đòn bẩy kinh tế

Thứ năm: Phân tích tài chính doanh nghiệp

Thứ sáu: Hệ thống kiểm soát nội bộ

Thứ bảy: Hệ thống thông tin về tình hình kinh tế - tài chính

 

Tạm kết,

Bài viết trên là những kiến thức giúp bạn hiểu được quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp ra sao và Các nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả.

Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp các nhà quản trị tài chính giải quyết bài toán quản lý dòng tiền, thu chu một cách hiệu quả, doanh nghiệp phát triển bền vững.

Nếu bạn cần từ vấn thêm về các giải pháp quản trị doanh nghiệp,

liên hệ ngay ASD để được tư vấn miễn phí giải pháp phần mềm chuyên biệt cho doanh nghiệp của bạn.

Chúng tôi đem tới cho doanh nghiệp bộ giải pháp công nghệ số tổng thể cho doanh nghiệp, chuyên biệt và hiện đại.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm cung cấp giải pháp doanh nghiệp, ASD hoàn toàn tự tin làm chủ công nghệ để tạo ra những sản phẩm, giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp từ mảng Sale & Marketing, Kế toán tài chính cho đến Vận hành/Sản xuất, Quản lý nhân sự hay Báo cáo thông minh.

Tags:

not found

Viết bài:

Nguyệt Mai

not found

Gửi yêu cầu cho ASD

Cảm thấy công việc bộ phận đang gặp vấn đề về quy trình, công nghệ? Liên hệ ngay cho ASD để có giải pháp tốt nhất!