Thế giới đang thay đổi từng giờ với tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt. Nếu không có tầm nhìn và sự phản ứng, thích nghi kịp thời, doanh nghiệp sẽ bị đẩy lùi lại phía sau.
Trong bối cảnh ấy, không ít doanh nghiệp đang đối diện với hậu quả khắc nghiệt và khó khăn: đầu tư dàn trải, chi phí hoạt động cao, hoạt động không hiệu quả, trùng lặp và thiếu tố chức,...
Việc tái cấu trúc doanh nghiệp là tất yếu để giải quyết các vấn đề trên.
Nhưng bằng cách nào và bắt đầu từ đâu? ASD đã phân tích trong bài viết dưới đây.
1. Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?
Tái cấu trúc doanh nghiệp tiếng anh là “Corporate Restructuring”.
Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp dựa trên nền tảng kết cấu hiện tại.
Có thể tái cấu trúc tổng thể doanh nghiệp đa khía cạnh: từ cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành; tới chiến lược kinh doanh,... Hoặc tái cấu trúc từng phần của doanh nghiệp trên các mảng riêng biệt như: tài chính, sản xuất, bán hàng,... để thực hiện mục tiêu cuối cùng là tạo nên một “hệ cân bằng mới” khơi thông tiềm lực doanh nghiệp và đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh.
Khi quyết định tái cấu trúc, doanh nghiệp cần có cái nhìn bao quát đánh giá lại toàn bộ hiện trạng doanh nghiệp của mình, và dựa trên tình hình thực tiễn để tận dụng và phát huy tối đa những nguồn lực mà doanh nghiệp đang có.
2. Lợi ích khi triển khai tái cấu trúc doanh nghiệp
- Có trọng tâm và phương hướng rõ ràng
- Quản trị doanh nghiệp tập trung và hiệu quả, nâng cao hiệu quả kiểm soát
- Tổ chức lại hệ thống nhân sự giúp tăng hiệu quả lãnh đạo và nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên
- Giảm thiểu chi phí hoạt động
3. Khi nào cần tái cấu trúc doanh nghiệp?
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, và nhu cầu chuyển đổi số doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi doanh nghiệp muốn theo kịp cần có sự chuyển mình. Việc tái cấu trúc doanh nghiệp đúng thời điểm đem lại cho doanh nghiệp bước chuyển mình lớn.
Khi doanh nghiệp xuất hiện các dấu hiệu sau, chứng tỏ đây là thời điểm cần thực hiện tái cấu trúc:
- Cơ cấu tài chính không phù hợp, thiếu nguồn vốn ổn định
- Thiếu chiến lược kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh chủ lực không đem lại hiệu quả, không có lợi thế cạnh tranh
- Quy trình hoạt động chồng chéo, không đem lại hiệu quả, chi phí doanh nghiệp cao
- Cấu trúc công ty phức tạp, không có sự kết nối giữa các bộ phận, quy trình rườm rà
- Chưa tận dụng được nhân tài trong doanh nghiệp
- Không có mục tiêu dài hạn, không có văn hóa chung
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tái cấu trúc khi:
- Nhu cầu phát triển thương hiệu
- Mở rộng chi nhánh mới, mở rộng phạm vi hoạt động
- Mở rộng lĩnh vực kinh doanh
>>> Xem thêm: 7 Phần Mềm KPI Hiệu Quả Và Tốt Nhất
4. Quy trình tái cấu trúc doanh nghiệp hiệu quả
Việc tái cấu trúc doanh nghiệp có đạt được hiệu quả hay không được biểu hiện thông qua việc tận dụng tốt các cơ hội và né tránh được rủi ro từ môi trường kinh doanh.
Xuất phát từ thực tiễn quản trị doanh nghiệp và những kinh nghiệm trong hoạt động giải pháp doanh nghiệp, ASD tổng hợp và tóm lược 4 bước tái cấu trúc doanh nghiệp hiệu quả như sau:
Bước 1: Phân tích hiện trạng doanh nghiệp
Mô tả cấu trúc hiện tại của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau: sản phẩm, thị trường mục tiêu, hệ thống quản lý, công nghệ,...
Từ đó xác định được mục tiêu và phạm vi tái cấu trúc, định hướng thay đổi công nghệ.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch tái cấu trúc
Việc tái cấu trúc doanh nghiệp là một quá trình dài và cần cẩn trọng bởi bất cứ bước đi nào cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả của cả quá trình. Vì vậy, cần lập bản kế hoạch chi tiết theo lộ trình nhất định, ưu tiên những việc cần triển khai sớm để làm chủ được tiến độ và hiện thực hóa mục tiêu đề ra ở bước 2.
Bước 3: Triển khai tái cấu trúc doanh nghiệp và điều chỉnh
- Tái cấu trúc hệ thống quản trị hành chính, chiến lược nhân sự, quản lý vận hành: phân bổ quyền hạn, chức năng phòng ban,...
- Tái thiết lập chiến lược kinh doanh: điều chỉnh về mục tiêu, chiến lược, ngành nghề kinh doanh,...
- Tái thiết lập chính sách kế toán tài chính
- Điều chỉnh cơ cấu các nguồn lực
>>> Xem thêm: Xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả
Bước 4: Vận hành, đánh giá định kỳ và cải tiến
Sau khi hoàn tất các bước theo kế hoạch, cần định kỳ đánh giá mức độ hiệu quả, mức độ đúng hạn để tiến hành điều chỉnh và cải tiến kịp thời.
Kết,
Bài viết đã làm rõ các nội dung: tái cấu trúc doanh nghiệp là gì, lý do doanh nghiệp cần tái cấu trúc và quy trình tái cấu trúc doanh nghiệp.
Do đó chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định: Tái cấu trúc doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu đối với doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn hướng tới chuyển đổi số toàn diện doanh nghiệp như hiện nay.
Bên cạnh đó, tái cấu trúc doanh nghiệp là một hành trình dài và toàn diện, doanh nghiệp cần tìm ra hướng đi hiệu quả và phù hợp nhất để tạo nên một “hệ cân bằng” mới.
Nếu bạn cần từ vấn thêm về các giải pháp quản trị doanh nghiệp,
Liên hệ ngay ASD để được tư vấn miễn phí giải pháp phần mềm chuyên biệt cho doanh nghiệp của bạn.
Chúng tôi đem tới cho doanh nghiệp bộ giải pháp công nghệ số tổng thể cho doanh nghiệp, chuyên biệt và hiện đại.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm cung cấp giải pháp doanh nghiệp, ASD hoàn toàn tự tin làm chủ công nghệ để tạo ra những sản phẩm, giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp từ mảng Sale & Marketing, Kế toán tài chính cho đến Vận hành/Sản xuất, Quản lý nhân sự hay Báo cáo thông minh.
XEM NHIỀU
Bài viết liên quan
Gửi yêu cầu cho ASD
Cảm thấy công việc bộ phận đang gặp vấn đề về quy trình, công nghệ? Liên hệ ngay cho ASD để có giải pháp tốt nhất!
Viết bài:
Nguyệt Mai